Sự phụ thuộc nhiệt độ của điện trở suất Điện_trở_suất

Nhìn chung, điện trở suất của các kim loại tăng theo nhiệt độ trong khi điện trở suất của các chất bán dẫn giảm theo nhiệt độ, và trong tất cả các trường hợp, điện trở suất của chất phụ thuộc vào các cơ chế tán xạ của điện tử trong vật liệu: tán xạ trên phonon, tán xạ sai hỏng, tán xạ trên spin. Điện trở suất còn phụ thuộc vào mật độ điện tử tự do trong chất... Một cách tổng quát, điện trở suất trong kim loại phụ thuộc vào nhiệt độ theo công thức Bloch-Gruneissen:

ρ ( T ) = ρ ( 0 ) + A ( T Θ R ) n ∫ 0 Θ R T x n ( e x − 1 ) ( 1 − e − x ) d x {\displaystyle \rho (T)=\rho (0)+A\left({\frac {T}{\Theta _{R}}}\right)^{n}\int _{0}^{\frac {\Theta _{R}}{T}}{\frac {x^{n}}{(e^{x}-1)(1-e^{-x})}}dx}

Với

ρ ( 0 ) {\displaystyle \rho (0)} là điện trở suất tồn dư do tán xạ sai hỏng, A là hằng số phụ thuộc vào vận tốc của điện tử trên mặt Fermi, bán kính Debye và mật độ điện tử trong kim loại, ΘR là nhiệt độ Debye, n là số nguyên phụ thuộc vào cơ chế tương tác:n = 5 nếu điện trở suất là do tán xạ trên phononn = 3 nếu điện trở là do tán xạ của các điện tử s-d (trong các kim loại chuyển tiếp)n = 2 nếu điện trở suất là do tương tác điện tử-điện tử

Với các chất bán dẫn, điện trở suất giảm theo nhiệt độ theo phương trình Steinhart-Hart:

1 / T = A + B ln ⁡ ( ρ ) + C ( ln ⁡ ( ρ ) ) 3 {\displaystyle 1/T=A+B\ln(\rho )+C(\ln(\rho ))^{3}\,}

Với

A, B, C là các hằng số gọi là các hệ số Steinhart-Hart.

Các chất siêu dẫn khi nhiệt độ giảm xuống dưới nhiệt độ tới hạn sẽ không có điện trở.